Khi nhắc tới những địa điểm du lịch ở Kyoto, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa Kinkakuji hùng vĩ, được ví như một tấm danh thiếp vàng của cố đô Kyoto. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút lượng lớn khách du lịch.
Kinkakuji, hay còn được biết đến với các tên gọi Chùa Gác vàng, Kim Các Tự… được xây dựng từ năm 1397 ở phía bắc Kyoto, Nhật Bản. Ban đầu, đây là nhà nghỉ của tướng Ashikaga thời Muromachi (1336- 1573). Sau khi ông qua đời, theo ý nguyện của ông ngôi nhà được chuyển thành chùa và thiền viện dành cho các tín đồ đạo Phật.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa Gác Vàng là tòa nhà duy nhất còn tồn tại như chứng nhân lịch sử, các tòa nhà cùng thời khác đều đã bị cháy. Đến năm 1955, chùa được trùng tu lại như ban đầu và được phủ mạ vàng lên hầu như toàn bộ ngôi chùa. Đây cũng là lí do chùa được gọi là chùa vàng Kinkakuji: Kim Các Tự – ngôi chùa có gác bằng vàng.
Chùa Kinkakuji ban đầu là biệt phủ của Ashikaga Yoshimitsu - tướng quân thời Muromachi của Nhật Bản. Khi trở thành tu sĩ ở tuổi 38, ông đã về nghỉ dưỡng ở ngôi chùa này. Sau khi ông qua đời, con trai ông là Ashikaga Yoshimitsu đã cải tạo biệt phủ thành ngôi đền thiền Phật giáo theo đúng ước nguyện của cha mình. Tên của ngôi chùa được lấy từ tên của Ashikaga Yoshimitsu, sau này được đổi thành chùa Luyuan và vì được dát vàng nên nó thường được gọi là Chùa Vàng.
Danh tiếng của chùa Kinkakuji luôn được xếp thứ hạng cao trong số nhiều ngôi chùa ở Kyoto, Nhật Bản. Kinkakuji được biết đến sớm nhất và là nơi chứa đựng nhiều câu chuyện về tiểu hòa thượng Ikkyu và của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu.
Chùa Kinkakuji được bao quanh bởi khu vườn cổ thụ và hồ nước lớn (Ảnh: fun-japan.jp)
Golden Pavilion - chùa Gác Vàng nằm giữa khu vườn cổ thụ xanh tốt, tượng trưng cho thiên đường hạnh phúc. Xung quanh chùa là một hồ nước rộng tên là Hồ Gương, đặc biệt nơi đây rất thích hợp để ngắm cảnh vào những ngày nắng. Đúng như tên gọi, hồ nước nằm ngang như một tấm gương, những làn sóng xanh trong hồ phản chiếu sự uy nghi của ngôi chùa. Trên mặt hồ rải rác những hòn đảo nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, đây là thiết kế phổ biến vào thời điểm đó. Nổi tiếng nhất trong số này là đảo Awara nằm giữa hồ.
Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kì của chùa vàng Kinkakuji chính là khiến ngôi chùa nổi bật những tán cây xanh mướt và phản chiếu ánh sáng tinh khiết của hồ nước tĩnh lặng. Ngôi chùa gồm 3 tầng được xây dựng theo phong cách khác nhau:
Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách Shinden - phong cách của các tòa nhà cung điện thời Heian với cột trụ làm bằng gỗ tự nhiên, tường thạch cao màu trắng, tạo nên một nét tương phản nhưng đồng thời tôn lên vẻ đẹp tráng lệ của 2 tầng phía trên được dát vàng.
Tầng thứ hai được xây dựng theo phong cách Bukke được sử dụng làm nhà ở của samurai, bên ngoài được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Bên trong có đặt tượng Bồ Tát Kannon, bao quanh bởi các bức tượng của 4 vị vua.
Tầng thứ ba được xây dựng theo phong cách của một ngôi đền, được mạ vàng cả trong và ngoài, trên đỉnh mái là một con phượng hoàng được đúc bằng vàng.
Là chứng nhân lịch sử với lối kiến trúc vô cùng độc đáo, ngôi chùa đã được tổ chức UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.
Giá vé vào chùa Golden Pavilion: Vé người lớn là 400 yên, vé sinh viên là 300 yên (tương đương với 80 nghìn và 60 nghìn tiền Việt Nam). Vé của các địa điểm tham quan được phép giữ lại nên bạn có thể sưu tầm vé của những nơi bạn từng đến để làm kỷ niệm.
Phương tiện di chuyển: Bạn có thể di chuyển tới chùa Golden Pavilion bằng xe bus hoặc tàu điện.
Chùa Vàng có cấu trúc độc đáo, được xây dựng nhìn ra một cái hồ lớn. Vẻ đẹp của chùa Kinkakuji sẽ không làm bạn thất vọng (Ảnh: thegate12)
Trên thực tế, có rất ít danh lam thắng cảnh có thể ghé thăm ở chùa Kinkakji. Bạn chỉ đi một vòng quanh hồ đã hết một chuyến tham quan. Do có quá nhiều khách du lịch nên rất khó để bạn có thể thưởng thức và ngắm nhìn kỹ những cảnh đẹp của ngôi chùa. Chùa vàng Kinkakuji là biểu tượng mang đậm những giá trị truyền thống và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Nên nếu có thời gian, bạn hãy đến đây tham quan. Đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ với bạn.
Ngọc Mai
Phụ nữ số
Xem thêm: ‘Con đường xuyên biển’ dài 500 mét
Trong lịch sử Việt Nam, đối với các triều đại trước thời Nguyễn, mà tiêu biểu là dưới thời Lê, sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích, quý tộc, quan lại, chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình (tức Lễ phục và Tế phục).
(ĐCSVN) - Cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long (cầu kính Mộc Châu Island) thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có thiết kế hiện đại, đường đi bộ bằng kính dài 632 m, đón du khách tham quan, trải nghiệm đúng vào dịp diễn ra SEA Games 31.
Vượt qua “thời gian chiêm bao” mà tư duy con người còn chìm trong không gian hoang dã với hiện tượng thờ các lực lượng "hồn nhiên" như cây cỏ, đất đá, một khúc của ngã ba sông,... để rồi con người tiến lên xây dựng một tổ chức mang tính xã hội. Trên đường đi đó dần dần con người định hình nhân dạng cho các thần linh mà trong đó một vị thần linh cơ bản đầu tiên là nữ thần. Có thể tin được điều đó, bởi trong buổi hồng hoang, sự phân công lao động sớm nhất là phân công lao động nam - nữ. Nam thì săn bắn/bắt, công việc này bấp bênh, hôm được hôm không, thiếu tính chất thường xuyên để đảm bảo cuộc sống. Còn nữ giới với hái lượm rau củ trong rừng, đó là lương thực cơ bản để nuôi sống gia đình. Mặc nhiên vai trò của nữ trở nên cực kỳ quan trọng, do đó đã dẫn đến một hiện tượng khi nhân dạng hóa thần linh thì vị thần đó tất yếu mang dạng nữ. Khởi đầu, người Việt trông cậy vào của cải được thu lượm từ rừng nên người ta tôn trọng thần rừng, hội các điều kiện lại thì vị thần nhân dạng đầu tiên có thể nghĩ được là bà chúa rừng với nhiều chức năng khác nhau - Trước hết là thần của cải - Trong quá trình tồn tại, người ta hội dần vào bà nhiều chức năng, đầu tiên là bà “mẹ Thiêng liêng" với quyền năng vô bờ bến; một bà “mẹ Thế gian”, bởi người ta coi từ bà mà muôn loài nảy sinh và phát triển. Đồng thời bà là một thần linh đứng đầu bách thần nên bà còn mang tư cách là một đấng “vô cùng” - người Việt đã dần hội tất cả những gì linh thiêng liên quan vào chính bà Đông Cuông - một bà mẹ vũ trụ khởi nguyên của người Việt.