Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Khu sinh thái Ngầm Đôi Đà Nẵng

29/08/2024232

Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi là địa điểm du lịch Đà Nẵng lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng. Cách trung tâm thành phố 30 km về hướng Tây Nam thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, du khách sẽ bắt gặp một nơi vui chơi giải trí đầy thú vị, một địa điểm dã ngoại tuyệt vời cho những ngày hè nắng nóng.

Ngầm Đôi với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà kỳ thú được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp được trang điểm bởi sắc màu các loài hoa rừng, không khí trong lành, mát mẻ. Khác với nhiều nơi, Ngầm Đôi được kiến tạo bởi những dải đá nổi chìm với những thác nước rầm rì suốt ngày đêm.

Không như những cái tên mỹ miều như suối Hoa hay thác Mơ… người dân Hòa Vang đặt một cái tên giản dị cho “thiên cảnh” quê mình là Ngầm Đôi. Đơn giản chỉ vì nơi đây có hai con suối chảy hợp lại trước khi đổ vào sông Lỗ Đông. Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của hai con suối trên những tảng đá rộng lớn, gồ ghề xếp chồng lên nhau đã tạo nên những thác nước hùng vĩ.

Ngầm Đôi được nhắc đến như một sáng tác hài hòa của thiên nhiên, đó là sự hoang sơ của núi rừng, không khí trong lành mát mẻ hòa quyện với những dòng suối trong vắt. Dọc hai bên bờ suối có những thạch bàn phẳng lì nằm nghiêng nghiêng khá rộng, du khách có thể ngồi hoặc ngả lưng khi dừng chân ngắm cảnh. Những tảng đá lớn dọc bờ suối với nhiều hình thù lạ mắt. Cả những hoa văn mà nước và gió đã chạm khắc vào đá càng làm cho cuộc thưởng ngoạn của du khách thêm phần hào hứng.

Đến với Ngầm Đôi khách như lạc vào không gian cách biệt với thế giới bên ngoài. Không khí trong lành, mát mẻ, ánh mặt trời len qua từng kẽ lá chiếu xuống con đường gập ghềnh đá, tiếng chim rừng lảnh lót cùng với tiếng thác nước dội vào vách đá cheo leo.Nước suối trong vắt, mát lạnh, ta có thể nhìn thấy được từng hạt cát, những đàn cá tung tăng bơi lội.  Nước chảy xối xả, tung bọt trắng ngần, hơi nước bay vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu.

Du khách sẽ bắt gặp nào hoa, nào đá, nào cây cối xinh tươi, nào tiếng suối chảy róc rách, đặc biệt là được thưởng thức món ăn đặc sản địa phương: Cơm gạo mùa; cá suối, rau dớn, ốc đá; Gà miền núi thả vườn…  xua tan mệt mỏi căng thẳng trong cuộc sống và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên.

Với vẻ hoang sơ của núi rừng, không khí trong lành mát mẻ hòa quyện với những dòng suối trong vắt, Ngầm đôi sẽ là điểm đến yêu thích của du khách. Hãy bắt đầu một kế hoạch dã ngoại cho chính bạn và bạn bè của bạn trong dịp hè này nhé. Hy vọng rằng, Ngầm Đôi sẽ mang đến cho bạn những phút giây vui chơi thoải mãi bên người thân và bạn bè.

Nguồn: danangexplorer.com

Xem thêm: Bí mật ngôi làng 'mất trí nhớ' đầu tiên trên thế giới: Chỉ có 27 ngôi nhà, toàn người già và luôn sống vui vẻ

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguồn: Internet

Chùa Hương Tích, số 2 (15) - 2006 - Di sản văn hóa tập thể

Ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, trên dãy núi Hồng Lĩnh, có một ngôi chùa cổ tên gọi Hương Tích, một danh lam nổi tiếng, có lịch sử ra đời khá sớm được chọn làm di tích tiêu biểu của quê hương Hà Tĩnh (núi Hồng - sông La), hình tượng của chùa đã được chạm khắc lên "Anh Đỉnh" một trong 9 đỉnh đồng lớn ở Cố đô Huế, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1835) thời nhà Nguyễn.

Cây trôi di sản 800 tuổi: Biểu tượng gắn kết cộng đồng
Tin tức khác17/12/2024

Cây trôi di sản 800 tuổi: Biểu tượng gắn kết cộng đồng

Cây trôi khoảng 800 tuổi ở xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Lê Quang Định và sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (Phần cuối), Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (167)
Gia phả20/06/2023

Lê Quang Định và sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (Phần cuối), Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (167)

Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định là sách thông chí đầu  tiên thời nhà Nguyễn, nhưng nội dung sách này chủ yếu ghi chép lộ trình cũng như  sách Toản tu Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Công Đạo, điểm khác là Địa dư chí không có bản đồ đính kèm như Lộ đồ thư, tuy nhiên phong phú hơn vì ngoài đường  thiên lý chạy suốt từ Bắc đến Nam tận cùng của đất nước trong phần gọi là Dịch lộ,  còn có những đường lưu hành trong mỗi dinh trấn (liên huyện, liên xã) trong phần  gọi là Thực lục.