Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Bí mật ngôi làng 'mất trí nhớ' đầu tiên trên thế giới: Chỉ có 27 ngôi nhà, toàn người già và luôn sống vui vẻ

20/08/202458

Ngôi làng đặc biệt này chỉ có tổng cộng 27 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà sẽ có khoảng 7-8 người sinh sống. Người dân ở nơi đây cũng vô cùng khác lạ khi hầu hết họ đều mắc chứng sa sút trí tuệ nghiêm trọng.

Theo The Guardian, ở Weesp, Hà Lan, có một nơi được mệnh danh là "ngôi làng mất trí nhớ" đầu tiên trên thế giới. 

Được biết, đây giống như mô phỏng một thị trấn Hà Lan điển hình, nơi cư dân được sống trong những ngôi nhà chung có các địa điểm như siêu thị, quán cà phê, công viên, rạp chiếu phim, quảng trường và khu vườn trong làng cũng như dịch vụ chăm sóc suốt ngày đêm nếu họ cần.

Đáng nói, ngôi làng này chỉ có tổng cộng 27 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà sẽ có khoảng 7-8 người sinh sống. Người dân ở nơi đây cũng vô cùng đặc biệt khi hầu hết họ đều mắc chứng sa sút trí tuệ nghiêm trọng.

Jannette Spiering, người sáng lập trang Hogeweyk, cho biết ý tưởng này đã mất nhiều năm để phát triển. 

Bà đã làm việc với nhóm chăm sóc Vivium trong 40 năm và vào năm 1993, Jannette dần bắt đầu thực hiện tầm nhìn bình thường hóa cho việc chăm sóc cho những người mắc chứng sa sút trí tuệ nặng. Bà cho rằng đây thực sự là một sự thay đổi văn hóa trong cách cung cấp dịch vụ chăm sóc và nhà ở.

"Hogeweyk là một khu phố lớn nhưng vẫn là một môi trường an toàn vì có lối vào được giám sát. Trong khu phố đó, mọi người được tự do đi bất cứ nơi nào họ muốn và chúng tôi muốn hòa nhập xã hội với khu phố của mình nhiều nhất có thể".

Nếu bạn bước vào Hogeweyk, bạn sẽ thấy đó chỉ là một khu phố khác. Bạn thậm chí sẽ không nhận ra ai là cư dân, ai là tình nguyện viên hay ai là thành viên gia đình. Bình thường hóa môi trường là một sự trợ giúp to lớn trong việc giảm bớt sự kỳ thị", bà Jannette chia sẻ.

Ngoài ra, bà cho biết thêm nơi đây cũng có tác động tích cực đến những người dân có độ tuổi trung bình khoảng 84 tuổi. Việc cung cấp một môi trường sống giản dị, gần gũi trong xã hội xô bồ như hiện tại có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.

"Điều đó giúp mỗi cư dân ở đây có một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Vì vậy, tôi nghĩ 'bình thường hóa' là từ khóa khi đến tham quan ngôi làng này".

Ông Gert Bosscher, có vợ là bà Anneke, được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer vào 6 năm trước và đã cư trú tại đây được 9 tháng. Ông cho biết đã quyết định đưa vợ mình đến Hogeweyk là một quyết định đúng đắn và không có gì đáng bàn cãi hiện nay.

"Ấn tượng đầu tiên của tôi sau khi bước vào The Hogeweyk là một khu vực rộng rãi, được trang trí bằng hoa tươi, hòa hợp với thiên nhiên với bầu không khí thoải mái, dễ chịu vô cùng. Trong đó, mọi người có thể tự do đi lại hoặc ngồi trên sân thượng uống trà, đọc sách".

Simon Wright, giám đốc điều hành của nhà phát triển Corinthian Land, nói với tờ Times: "Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cuộc sống của những người mắc chứng mất trí nhớ ở Hogeweyk không thể nhận ra được so với những người tôi đã gặp ở Anh".

Frank van Dillen, đồng sáng lập của Dementia Village Advisors và là một trong những kiến trúc sư đã thiết kế Hogeweyk, cho biết: “Rất nhiều viện dưỡng lão hoạt động dựa trên phương pháp y tế thông thường. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng phi thể chế hóa cách tiếp cận đó vì mọi người muốn sống bình thường nhất có thể.Bạn muốn đến nhà hàng, tự đi mua hàng tạp hóa, ngồi trong quán bar, đi dạo bên ngoài và gặp gỡ mọi người. Tất cả đều có thể thực hiện", ông Frank nói.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến thời điểm hiện tại trên thế giới ước tính có khoảng 35,6 triệu người mắc bệnh mất trí nhớ. Ước tính số người bệnh vào năm 2030 sẽ tăng gấp đôi và vào năm 2050 sẽ tăng gấp 3 lần. 

Trong đó, các nước có nền kinh tế đang phát triển chiếm tỉ lệ người bị mất trí nhớ cao hơn các nước phát triển.

Hiện nay, bệnh mất trí nhớ đang có diễn biến nhanh, tuy nhiên chỉ có 1/8 quốc gia có biện pháp hướng đến việc ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. WHO kêu gọi mỗi quốc gia cần nâng cao khả năng phát hiện sớm bệnh lý này bằng cách đầu tư vào dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết.

Theo bà Jannette, trên thực tế, người dân hiện nay hầu như không biết cách tiếp xúc với những người mắc chứng mất trí nhớ, bởi vì đôi khi mọi người yêu cầu một cách tiếp cận khác và khi đó bạn phải có một số kiến thức về ý nghĩa của chứng mất trí nhớ hay cách chữa trị nhất định.

Chưa kể, quan điểm y tế hoá cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người suy giảm trí nhớ.

"Nếu bạn nhốt họ trong một cơ sở trông giống như bệnh viện thì mọi người bắt đầu sẽ cư xử với nhau như những bệnh nhân đang ở trong bệnh viện. Họ trở nên lo lắng, mong muốn ra ngoài vì họ không nhận ra môi trường đó và họ liên tục nghĩ rằng mình đang có căn bệnh nào đó".

Stacy Cannon thuộc Hiệp hội Alzheimer cho biết điều này có thể có lợi cho một số người, nhưng không phải cho tất cả mọi người. 

"Công việc của chúng tôi là làm cho bất kỳ cộng đồng nào ở bất kỳ đâu trở nên thân thiện với chứng mất trí nhớ để mọi người có thể ở lại nơi họ đã sống cả đời. 

Rất nhiều nguyên tắc mà họ đang nói đến là những nguyên tắc có thể áp dụng cho bất kỳ cộng đồng nào bằng cách mọi người hành xử theo một cách khác, điều chỉnh môi trường xung quanh, xem xét các chính sách của tổ chức của họ.

Những điều này có thể bao gồm việc nâng cao nhận thức về những điều đơn giản như kiên nhẫn nếu ai đó đang vật lộn với đồng xu của họ khi thanh toán ở siêu thị hoặc cải thiện các biển báo xung quanh các tòa nhà".

Tiết lộ về kế hoạch tương lai, người sáng lập Hogeweyk cho biết gần đây họ đã phê duyệt kế hoạch trị giá 11,2 triệu bảng Anh cho khu vực Stirches của Hawick , nơi có thể chứa 60 cư dân.

Tiếp đó là một dự án phát triển tương tự ở Tweedbank sẽ thay thế thêm hai viện dưỡng lão thông thường.

Chính quyền địa phương nhấn mạnh rằng Hogeweyk chỉ là một mô hình truyền cảm hứng cho kế hoạch của họ. Nơi đây cũng đang làm việc với Trung tâm Phát triển Dịch vụ Chứng mất trí nhớ tại Đại học Stirling để hỗ trợ các kế hoạch thiết kế của mình.

"Các làng chăm sóc cho người dân mắc bệnh suy giảm trí nhớ sẽ là nơi cư trú của một số khách hàng với những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong muốn rằng các thiết kế sẽ đảm bảo tính linh hoạt trong sử dụng cả hiện tại và cả tương lai", Bà Jannette Spiering bật mí.

Nguồn: cafef.vn

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Thành Phố Ottawa Canada – Đặc Điểm Dân Cư, Giáo Dục, Kinh Tế, Lễ Hội,…

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguồn: Internet

Điện Huệ Nam và sự giao lưu Văn hóa Chăm - Việt, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (năm 2003)

Trong các di tích tín ngưỡng và tôn giáo ở Huế, điện Huệ Nam (dân gian quen gọi là điện Hòn Chén) là nơi hội tụ nét riêng của vùng Huế, cũng là nơi hội tụ của hai nền văn hóa Chăm-Việt, thể hiện cả trong hệ thống thần linh được thờ tại đây và trong lịch sử hình thành, phát triển của bản thân di tích này.  Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã phổ biến, từ rất lâu, trải dài trên một vùng lãnh thổ từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, các sắc thái tín ngưỡng và nghi thức thờ cúng cũng biến thiên theo từng vùng đất, mỗi nơi mỗi khác. 

Trải nghiệm du lịch đường sắt hấp dẫn nhất ở 5 thành phố châu Âu
Tin tức khác07/06/2024

Trải nghiệm du lịch đường sắt hấp dẫn nhất ở 5 thành phố châu Âu

Theo trang Euro News, du khách trên thế giới ngày càng hứng thú với mô hình du lịch chậm rãi. Một chuyến du lịch sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi du khách không chỉ tận hưởng phong cảnh ở nơi đến mà còn cả những cảnh quan đa dạng trong suốt hành trình.

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, tác gia bách khoa thư Việt Nam thời trung đại. Việc biên soạn mục từ “Nguyễn Trãi” góp phần giúp các nhà biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam có thêm một kênh tham khảo trong khi biên soạn các mục từ nhân danh (tác giả và nhân vật).