Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Khám phá vẻ đẹp Cổng trời Quản Bạ (Hà Giang)

18/06/20241.074

(CLO) Cổng trời Quản Bạ là điểm đến trong thương hiệu du lịch của huyện Quản Bạ nói riêng và công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung. Nơi đây thu hút đông du khách gần xa trong hành trình tìm về Cao nguyên Đá để chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của núi rừng đá xám miền Cực Bắc của Tổ quốc.

Cổng trời Quản Bạ - địa danh nổi tiếng của Hà Giang nằm cách trung tâm thành phố khoảng 43km, du khách sẽ phải khi đi qua nhiều cung đường uốn lượn bên sườn núi để tới được nơi đây.

Cổng trời sở hữu độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, được xem là nơi giao thoa đất - trời.

Cổng trời sở hữu độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, được xem là nơi giao thoa đất - trời, nằm giữa 2 đỉnh núi và hạ thấp vừa đủ một con đường chạy qua và cũng chính là đoạn đầu của con đường hạnh phúc, cửa ngõ đầu tiên của Hà Giang.

Bên cạnh đó, đây còn là nơi gắn liền với những di tích lịch sử, những câu chuyện, những dấu mốc lịch sử. Trải qua hàng bao nhiêu năm nơi đây vẫn tồn tại với thời gian, đã thu hút được một lượng đông đảo khách du lịch về tham quan.

Điều gây ấn tượng và níu chân du khách nhất khi đến với cổng trời Quản Bạ là ngắm nhìn núi đôi Cô Tiên (hay còn gọi là núi đôi Quản Bạ) là một cảnh quan độc nhất vô nhị, vô cùng hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Hà Giang. Phong cảnh nơi đây là tuyệt tác của tạo hóa với những đám mây vờn giăng khắp lối tạo nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Ngọn núi đôi tượng trưng cho bầu sữa mẹ, gắn liền với sự tích đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.

Núi đôi Cô Tiên, điều gây ấn tượng và níu chân du khách nhất khi đến với cổng trời Quản Bạ.

Ngoài ra, để tạo nhiều cảnh quan thu hút du khách khi đến với khu vực Cổng trời Quản Bạ, theo khuyến cáo của các chuyên gia UNESCO, huyện Quản Bạ đã tích cực tôn tạo, tu sửa chỉnh trang, trồng hoa, đầu tư xây dựng chòi chụp ảnh ngắm trọn núi đôi Cô Tiên và thị trấn Tam Sơn xinh đẹp.

Đứng từ trên cổng trời Quản Bạ nhìn xuống du khách sẽ nhìn thấy đâu đó hình ảnh những ngôi nhà, khói bếp, nếp sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Tày, Nùng. Với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, không khí trong lành và cuộc sống bình yên của đồng bào nơi đây đem lại cho du khách cảm giác thư thái, bình yên đến lạ thường.

Đứng từ trên cổng trời Quản Bạ nhìn xuống du khách sẽ nhìn thấy đâu đó hình ảnh những ngôi nhà, khói bếp, nếp sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Tày, Nùng.

Trao đổi với pv, chị Lê Thị Nhật Lệ, du khách đến từ tỉnh Nha Trang cho hay: "Đây là lần đầu tiên tôi đến với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên Đá Đồng Văn. Điểm dừng chân đầu tiên tại cổng trời Quản Bạ mọi thành viên trong đoàn đều choáng ngợp bởi vẻ đẹp của tạo hóa thiên nhiên,cảnh sắc và con người Quản Bạ. Bước qua cổng trời như bước vào một cánh cửa mở ra một thế giới mới bồng bềnh mây trắng". 

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại khu vực Cổng trời Quản Bạ.

Trong thời gian tới, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục quan tâm, có những giải pháp nhằm thức đẩy sự phát triển lĩnh vực du du lịch, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá và giới thiệu về những địa danh, danh lam thắng cảnh, đất và con người quê hương Quản Bạ. Trong đó, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ du khách, cũng như tạo nhiều điểm nhấn cho các khu vực du lịch trên địa bàn huyện.

Trung Quyết

Nguồn: www.congluan.vn

Xem thêm: Lễ hội Đền Hùng – 1 trong 5 lễ hội văn hóa tâm linh lớn nhất Việt Nam

Các bài viết khác

Xem thêm
Khởi động nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam
Tin tức khác08/06/2023

Khởi động nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam

Ngày 22/5/2018, tại Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm nghiên cứu, xây dựng bộ qui chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam.

Hát xoan Phú Thọ - Truyền thuyết & Lịch sử
Tin tức khác13/01/2024

Hát xoan Phú Thọ - Truyền thuyết & Lịch sử

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan: Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".

Nguồn: Internet

Các vị La Hán chùa Thánh Duyên, Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (84). 2011.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình.