Suy đoán về nguồn gốc của những đỉnh núi kỳ lạ đã được lan truyền trên mạng, một số cho rằng chúng là nguyên mẫu của kim tự tháp, trong khi những ý kiến khác quả quyết hình dạng đặc thù này hình thành tự nhiên hoặc thậm chí đây là những ngôi mộ cổ.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã có lý giải dựa trên khoa học về những đỉnh núi "kim tự tháp" này. Ngày 16/3, Eyes News của Trung Quốc đã phỏng vấn Giáo sư Zhou Qiuwen từ Trường Địa lý và Khoa học Môi trường tại Đại học Sư phạm Quý Châu về “kim tự tháp Anlong”.
Giáo sư Zhou Qiuwen giải thích rằng những khối núi đó là hiện tượng tự nhiên và hình dạng giống như kim tự tháp của chúng là do tác động phức tạp của thiên nhiên.
Ông phân tích rằng đá ở Anlong là những khối đá vôi có niên đại hơn 200 triệu năm từ đầu đến giữa Kỷ Tam Điệp. Những khối đá được hình thành trong môi trường biển, với các khoáng chất hòa tan trong nước kết tinh lại tạo thành các lớp riêng biệt như ngày nay bởi thay đổi của khí hậu và địa chất.
Về đặc điểm hình nón của những đỉnh núi, giáo sư Zhou lập luận rằng địa hình karst (cảnh quan định hình bởi tác động của nước ngầm trên đá vôi) của khu vực dẫn đến sự hình thành các đơn vị độc lập từ khối đá ban đầu. Sự xói mòn liên tục ở các lớp trên cùng và tình trạng xói mòn ít hơn ở phía dưới dẫn đến các đỉnh nhọn và đáy rộng đặc trưng của hình dạng kim tự tháp.
Về ý kiến cho rằng các khối đá giống như công trình nhân tạo, giáo sư Zhou giải thích quá trình địa chất có thể biến các lớp đá thành khối nhỏ hơn, khiến chúng tựa như cấu trúc do con người tạo ra.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Global Times)
Nguồn: baotintuc.vn
Làng của người Việt đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn luôn có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa…
Ok-om-bok là lễ hội lớn sau lễ hội Chol-chnam-thmay của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu như Chol-chnam-thmay là lễ hội mừng năm mới và diễn ra vào đầu mùa mưa (giữa tháng 4 dương lịch) thì lễ hội Ok-om-bok được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, thời điểm vừa thu hoạch vụ lúa mùa xong và là cao điểm của mùa nước lũ trong năm.
Hương ước đã xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông, nó tồn tại tương đối phổ biến trong các làng Việt ở đồng bằng trung du Bắc bộ. Đây là nguồn sử liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về phương thức quản lý nông thôn truyền thống khá hiệu quả của cha ông để suy nghĩ các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Hương ước gồm các điều ước về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, những quy ước đã được tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở thành thông lệ phương hướng, luật tục của từng cộng động cư dân ở nông thôn.