Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Bí ẩn ngôi chùa cổ sừng sững giữa con sông dài nhất Trung Quốc

14/05/2024270

Nhờ thiết kế tinh tế và vững chắc, ngôi chùa giữa lòng con sông dài nhất Trung Quốc vẫn đứng vững dù hứng chịu vô số trận đại hồng thủy suốt hàng trăm năm qua.

Quan Âm Các hay còn có cái tên khác là đền Long Bàn, là ngôi chùa tọa lạc giữa đoạn sông Trường Giang chảy qua thành phố Ngạc Châu ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Đây được xem là một trong những công trình vững chắc nhất ở Trung Quốc khi vẫn trụ vững giữa dòng nước chảy xiết của con sông dài nhất đất nước tỷ dân suốt hơn 700 năm qua.

Theo ghi chép, tiền thân của Quan Âm Các là một ngôi chùa thờ Bồ Tát giữa lòng sông Trường Giang được xây dựng vào thời nhà Tống và được nâng cấp, tu sửa lần đầu tiên vào vào năm nhà Nguyên thứ 5 (1345).

Ngôi chùa từng bị phá hủy hoàn toàn vào năm Gia Tĩnh thứ sáu của nhà Minh (1527), sau đó được huyện lệnh Hứa Sắc Khanh xây dựng lại với quy mô lớn hơn, có thêm đình Quan Âm và lầu Thuần Dương. Ngôi chùa một lần nữa được tu sửa và gia cố vào năm Đồng Trị thứ 3 của nhà Thanh (1864) và tồn tại cho tới ngày nay.

Ngôi chùa rộng 300 m2 với chiều dài 24 m, chiều rộng 10 m và chiều cao 14 m, gồm 2 tầng chính với nhiều cửa nhỏ được sơn màu trắng và phần mái ngói phủ rêu phong.

Bà Hoàng Tuyết Cầm, chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa của Bảo tàng Thành phố Ngạc Châu, cho biết Quan Âm Các được xây dựng trên một phần móng vững chắc, được gọi là khối đá Long Bàn. Bên cạnh đó, phía trước ngôi chùa có một bức tường rào hình vòng cung bảo vệ. Hình dáng vòng cung của bức tường sẽ điều tiết dòng chảy và làm giảm lực nước, giữ cho kiến trúc phía sau bức tường chịu một trọng lực nhỏ hơn rất nhiều.

Chính vì vậy mà hàng trăm năm qua, ngôi chùa vẫn đứng vững dù hứng chịu vô số trận đại hồng thủy. Đặc biệt phải kể đến trận đại hồng thủy năm 1998 hay năm 1954 trên sông Trường Giang, khoảng 30.000 người thiệt mạng. Kinh khủng hơn còn có những trận ngập lụt kỷ lục diễn ra năm 1911 cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người.

Khi nước lũ ập đến, ngôi chùa sẽ bị nước tràn vào, chỉ còn lại những ô cửa sổ cao tầng lộ ra bên ngoài. Chỉ đến khi mùa khô, mực nước sông thấp thì toàn bộ ngôi chùa lại hiện ra và đứng sừng sững giữa lòng sông.

Năm 2006, Quán Âm Các được công bố là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Tuy nhiên, vì vị trí đặc thù nên Quan Âm Các không mở cửa đón khách tham quan. Dù vậy, nhiều người tìm đến tận nơi để chiêm ngưỡng công trình độc đáo này.

Theo Hoa Vũ/VTCnews

VTCnews

Xem thêm: Rạn Nam Ô - Thiên đường được tạo nên từ đá

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguồn: Internet

Các vị La Hán chùa Thánh Duyên, Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (84). 2011.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh thiên. Vì vậy không ngạc nhiên khi vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh này ở vị trí thứ 9 trong 20 cảnh đẹp của đất Thần kinh. Nơi đây, vào tháng 3 năm Đinh Dậu, 1837 vua Minh Mạng khi trùng kiến chùa đã dụ rằng: "Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng tàn lụi, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau Huống gì những cảnh quan nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền" [4: 305]. Đây cũng là một trong những ngôi quốc tự được chọn làm trai đàn cầu an cũng như các lễ trọng khác của triều đình. 

Du lịch Bergen Nauy - thành phố được bao quanh bởi những ngọn núi và vịnh hẹp
Tin tức khác02/03/2024

Du lịch Bergen Nauy - thành phố được bao quanh bởi những ngọn núi và vịnh hẹp

Du lịch Bergen Nauy và trải nghiệm cảnh đẹp Bắc Âu, nơi được gọi là thành phố ẩm ướt nhất thế giới vì nằm ngay rìa Bắc Đại Tây Dương.

Hương danh hầu Nguyễn Đăng Thịnh – vị công thần trứ danh thời chúa Nguyễn và hai văn bia trên mộ ông

Hương danh hầu Nguyễn Đăng Thịnh – vị công thần trứ danh thời chúa Nguyễn và hai văn bia trên mộ ông

Trong tiến trình lịch sử xứ Đàng Trong, thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ có nhiều dấu ấn khá đặc biệt đối với lịch sử dân tộc. Đây được xem là thời kỳ cõi Nam Hà phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...