Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa công bố danh sách những di sản ấn tượng nhất trong số hơn 40 di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Đông Nam Á. Việt Nam có tới 3 đại diện nằm trong danh sách này.
Trong 11 quốc gia tại Đông Nam Á, có 41 điểm đến được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bao gồm các công viên hoang dã, kỳ quan thiên nhiên, đền thờ… Tạp chí du lịch Wanderlust chọn 16 điểm để gợi ý độc giả nên ghé thăm, trong đó Việt Nam có 3 cái tên được nhắc đến là vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại vịnh Hạ Long là chu du trên một chiếc thuyền chiêm ngưỡng thiên nhiên với làn nước xanh ngắt màu ngọc lục bảo, những vách núi đá vôi sừng sững được bao phủ bởi những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới.
Wanderlust nhận định, mặc dù Việt Nam không phải nơi duy nhất có những khối núi đá vôi khổng lồ, song không có nơi nào trên thế giới có quy mô ấn tượng hơn vịnh Hạ Long. Nơi đây sở hữu hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ giữa đại dương mênh mông.
Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào năm 1994, sau gần 30 năm, nơi đây gần như không có gì thay đổi, trong khi lượng du khách đến ngày càng tăng.
Quá trình xói mòn địa chất ở vịnh Hạ Long đã tạo nên những hang động kỳ bí và ấn tượng. Du khách có thể đi thuyền vào sâu bên trong chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các hang động này, hoặc thăm các làng nổi, khám phá những bãi biển tuyệt đẹp.
Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới có lẽ bởi vẻ đẹp hoài cổ cùng sự yên bình, nhịp sống chậm rãi của người dân địa phương. Khác với hình ảnh phố Hội trầm mặc ngày nay, nơi đây từng là một thị trấn cảng thịnh vượng, là nơi gặp gỡ, giao thương của các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới.
Những ký ức về quá khứ với đa dạng văn hóa của Hội An được thể hiện ở những tòa nhà kiến trúc Pháp, hội quán người Hoa và cây cầu Nhật Bản trang nhã. Sự kết hợp giữa lối kiến trúc phương Tây cộng hưởng những văn hóa phương đông đã tạo nên một tổng thế kiến trúc Hội An vừa hài hòa, vừa độc đáo.
Dọc theo con phố là những cửa hàng với đa dạng sản phẩm, đặc trưng nhất chính là những chiếc đèn lồng với những màu sắc rực rỡ, nổi bật. Buổi tối, ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn dường như bao trùm lên khắp phố, sáng rực cả góc trời đêm.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận năm 2003. Đến năm 2009, phái đoàn Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã chính thức công bố phát hiện hang Sơn Đoòng với quy mô kỳ vĩ. Từ sau đó, ngày càng có nhiều hang động khổng lồ được tìm thấy, ẩn giấu sau đó là những măng đá, nhũ đá lấp lánh.
Ngoài ra, du khách có thể lựa chọn những hang động dễ tiếp cận hơn như động Thiên Đường, động Phong Nha, hang Tối đều là những địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí, những khối đá khổng lồ đa dạng hình thù, hay đơn giản là tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ nơi đây.
Nguồn: vietgiaitri.com
Xem thêm: Thành phố Venice: nét thơ từ những kênh đào hơn 1000 tuổi ở Ý
Hàn Quốc và Việt Nam có không ít điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Thử nhìn vào những biến động chính trị làm ví dụ, vào năm 918, ở bán đảo Hàn, triều Cao Ly được dựng lên thì chẳng bao lâu sau, vào năm 939, Việt Nam giành lại nền độc lập từ ách thống trị của Trung Quốc sau gần một nghìn năm. Lại nữa, vào năm 1392, vương triều Triều Tiên diệt Cao Ly thì 36 năm sau, tức năm 1428, tại Việt Nam, nhà Lê đánh đuổi thế lực nhà Minh lập triều đại mới. Về phương diện văn hóa cũng vậy, vương triều Cao Ly sùng bái Phật giáo thì cùng thời kì này, dưới triều Lý (1009-1225) và triều Trần (1225-1400), ở Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo là tuyệt đối. Mặt khác, đồng thời với sự thành lập vương triều Triều Tiên và triều Lê, Phật giáo suy yếu dần, Nho giáo trở thành hệ ý niệm chi phối.
Doméa đơn thuần là một bến neo đỗ tàu (anchoring place) hoặc bến cảng (harbor), đồng thời là nơi lưu trú tạm thời của thủy thủ đoàn (đa số sống và sinh hoạt trên boong tàu mặc dù có đôi khi lên bờ sinh sống) trong khoảng 2-3 tháng để chờ nhận hàng và khởi hành đi Nhật Bản hoặc các cảng Đông Nam Á. Doméa đồng thời là nơi bốc hàng hóa xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ Đàng Ngoài) lên tàu và dỡ hàng hóa nhập khẩu (hương liệu, vải vóc, bạc, đồng.....) xuống ghe thuyền địa phương để đưa lên Kẻ Chợ/Phố Hiến.
Địa danh gắn liền với quá trình lịch sử, truyền thống văn hóa, nguồn gốc cư dân của từng địa phương. Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có được nguồn tư liệu gốc để nghiên cứu lịch sử hình thành, biến đổi và phát triển của mỗi địa phương, của từng tộc người.