Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Quốc hội duyệt 122.000 tỷ đồng phát triển văn hóa

28/11/2024151

Theo Nghị quyết Quốc hội thông qua sáng 27/11, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng.

Theo chương trình, đến năm 2030, ngành văn hóa sẽ có những bước đột phá rõ rệt với 100% tỉnh thành có Trung tâm Văn hóa, 80% huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn. 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia sẽ được tu bổ. Ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% vào GDP, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân. Hàng năm, Việt Nam sẽ tham gia ít nhất 5 sự kiện văn hóa quốc tế lớn.

Đến năm 2035, các chỉ tiêu về văn hóa sẽ đạt những thành tựu đáng kể. 100% địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng. 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia sẽ được tu bổ. Ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 8% GDP. Mỗi năm, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 tác phẩm văn hóa nghệ thuật tầm quốc gia và tham gia 6 sự kiện văn hóa quốc tế lớn.

Quốc hội chốt tổng nguồn vốn phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng, trong đó có 77.000 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương; 30.250 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương và 15.000 tỷ đồng từ nguồn khác.

Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tại lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Ảnh: Lê Hoàng

Xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài

Một trong những chính sách đặc thù được nêu tại Nghị quyết là cho phép đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Chính phủ sẽ tiến hành xây dựng các trung tâm theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả. Cơ chế tổ chức và vận hành các trung tâm sẽ được hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.

Thông qua chương trình này, ngành văn hóa kỳ vọng Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Sơn Hà

Các bài viết khác

Xem thêm
Xuyên rừng nguyên sinh chinh phục đỉnh U Bò
Tin tức khác28/05/2024

Xuyên rừng nguyên sinh chinh phục đỉnh U Bò

Thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), đỉnh Sa Mu (hay còn gọi U Bò) trở thành điểm leo núi yêu thích gần đây đối với “dân phượt” và những người ưa khám phá. Mới được cắm chóp đánh dấu độ cao cuối năm 2022, đỉnh Sa Mu không chỉ lý tưởng để săn mây mà hành trình băng rừng nguyên sinh là trải nghiệm hấp dẫn xen lẫn nhiều bất ngờ.

Nguồn: Internet

An Dương Vương - Thục Phán từ góc nhìn của người sưu tập cổ vật, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6(89). 2011

Thủa còn đi học tôi đã đặc biệt chú ý đến câu chuyện thần thoại về An Dương Vương Thục Phán và chiếc nỏ thần, “một phát sát vạn người”. Chuyện lại lồng thêm mối tình vương giả giữa chàng thái tử hào hoa Trọng Thủy và nàng công chúa khả ái My Châu. Nhưng đoạn kết bi thảm của chuyện đã để lại thương tiếc cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh thủa ấy.

Quốc gia nào có không khí sạch nhất thế giới?
Tin tức khác07/08/2024

Quốc gia nào có không khí sạch nhất thế giới?

Theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới mới nhất từ IQAir, Polynesia – một quốc đảo ở Thái Bình Dương thuộc Pháp có không khí sạch nhất thế giới. Báo cáo xếp hạng 134 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ các bụi mịn có trong không khí.