Trung tâm khảo cứu và biên soạn
Địa chí Việt Nam
Chào mừng đến với website Trung tâm khảo cứu và biên soạn Địa chí Việt Nam.

Côn Đảo những năm 20 của Thế kỉ XVIII qua bức thư của một giáo sĩ Pháp, Nghiên cứu Lịch sử, số 6.2005

09/08/2023305

Theo giới nghiên cứu sử học, từ thế kỷ XVII tư bản Pháp đã có ý đồ chiếm Côn Đảo nhưng không thực hiện được, vì bị lép vế trước thế lực của tư bản Anh. Năm 1702, Công ty Anh ở Ấn Độ đem quân đến chiếm Côn Đảo nhằm xây dựng một căn cứ chiến lược và sử dụng 200 quân Mã Lai canh giữ pháo đài ở Cỏ Ống.

Năm 1705, theo lệnh của chúa Nguyễn, Trương Phúc Phan tìm cách chiếm lại Côn Đảo. Ông đã vận động lính Mã Lai làm nội ứng, tạo điều kiện cho cư dân trên đảo phối hợp với binh lính đồn trú Mã Lai nổi dậy tiêu diệt gần hết bọn thực dân Anh. 

Năm 1765, tư bản Pháp quay lại đánh chiếm Côn Đảo, nhưng mấy năm sau đành phải rút bỏ. 

Năm 1783, trong cuộc chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo hàng trăm gia đình ra Côn Đảo tính kế hoạch lâu dài, lập ra 3 làng An Hải, An Hội và Cỏ Ống. 

Thực dân Pháp thực sự chiếm Côn Đảo tháng 11 năm 1861, và một năm sau thiết lập nhà tù Côn Đảo để giam cầm, đày ải những người yêu nước Việt Nam. 

Năm 1722, một giáo sĩ - Thừa sai Jacques - trên đường đi Trung Hoa đã từng lưu lại Côn Đảo khoảng một năm. Sau khi đến Trung Hoa, ông viết thư gửi về Hội Thánh Dòng Tên, kể lại chuyến đi của mình. Chúng tôi xin lược trích một số đoạn liên đến Côn Đảo, nhằm góp thêm tư quan liệu về lịch sử Côn Đảo những năm 20 của thế kỷ XVIII. 

Thư của Thừa sai Jacques gửi Giáo sĩ Raphaelis 

Quảng Đông, ngày 4 tháng 11 năm 1722 

(...) Thư này đến với Cha như đã hứa thì hơi chậm, nhưng trong hoàn cảnh tôi vừa trải qua thì lại là khá sớm. Chuyến đi của tôi từ Pháp sang Trung Hoa phải kéo dài 16 tháng, vì tôi buộc phải lưu lại đảo Orléans (hay Poulo - Condor) một thời gian.

Tôi xuất phát từ Port-Louis ngày 17-3-1721 trên tàu Danae của Công ty Ấn Độ. Đi trên tàu là một đội lính có nhiệm vụ đổ bộ xuống đảo Orléans để hợp cùng một độ linh khác đã có mặt tại đảo này từ năm ngoái. Ngoài ra, trên tàu còn có hai kỹ sư của nhà vua, một trong hai người này nhận chức vụ chỉ huy đảo (*). 

                                                                                                      Thư của Thừa sai Jacques gửi Giáo sĩ Raphaelis 

Đến đảo Orléans (Poulo - Condor) 

Ngày 7-9 chúng tôi đã nhìn thấy đảo Orléans, và ngày hôm sau chúng tôi thả neo khi nhìn thấy Havre, một địa danh mà người ta chỉ được biết qua các du ký và qua tấm bản đồ không hoàn chỉnh của Dampierre trong cuốn "Hành trình vòng quanh thế giới" của ông ta. 

Chúng tôi cứ tưởng rằng cư dân trên đảo nhất là những người Pháp có mặt trên đảo - một khi trông thấy con tàu của chúng tôi đang bỏ neo với lá cờ trắng phấp phới trước gió, thì họ sẽ phải vội vã đến thăm hỏi chúng tôi và mang theo các thực phẩm mà chúng tôi đang bắt đầu thiếu dần. Thế nhưng chẳng có người nào xuất hiện! Chúng tôi phải chờ thêm vài ngày nữa để họ có đủ thời gian nhận biết chúng tôi; nhưng rồi cũng vô ích!

Cuối cùng, một sĩ quan trên tàu được cử đi tìm hiểu tình hình. Viên sĩ quan trở về cho biết: sau khi chiếc xuồng của anh ta chạy một vòng khắp các vùng xung quanh cảng, anh ta chẳng trông thấy ai cả, mà chỉ phát hiện dấu tích của vài túp lều; trong một túp lều có bếp tro đang còn nóng, với những viên đạn súng hỏa mai [mousquet] và những mảnh quần áo của binh lính người Âu - chỉ có thể là của lính Pháp. 

Tai họa đến với người Anh trên đảo này 20 năm trước [1702] lại hiện về trong trí nhớ của chúng tôi, và nhiều người cho rằng những người của chúng tôi [ý nói: lính Pháp] cũng vừa chịu chung số phận như người Anh 20 năm trước. 

Trước thực tế đáng buồn này, viên thuyền trưởng bèn cho mở hộp kín [paquet secret] của Công ty và tìm thấy "Mệnh lệnh" cho tàu Danae như sau: 

- Phải trục [hạ thủy?] một con tàu đang bị mắc cạn ở cảng Poulo - Condor; 

- Phải neo tàu tại cảng này để đợi một - chiếc tàu khác sẽ đến đảo vào năm sau; 

- Ra sức tiếp tục tăng cường các cơ sở đã bắt đầu được thiết lập trên đảo. 

Mọi người đã dốc hết khả năng có thể để thực hiện "Mệnh lệnh" này. 

Riêng bản thân tôi, thật là buồn não khi đã thực hiện được 6.000 dặm hải trình, và nay chỉ còn 300 hải lý là đến Trung Hoa; vậy mà tôi buộc phải lưu lại một năm tròn trên vùng đất này. Có thể nói đây là thời gian hết sức tồi tệ đối với tôi. 

Gió mạnh cứ thổi ngược ra biển khiến cho tàu của chúng tôi không thể nào tiếp cận bãi cảng. Sau 17 ngày đêm kiệt sức vô ích, chúng tôi mới vào được Havre. Khi tàu đang vào cảng thì có một chiếc xuồng (loại xuồng của dân bản xứ, làm bằng mỗi một thân cây [độc mộc] tiến về phía chúng tôi. Từ xa, chúng tôi nhận ra họ là những ngư dân, và họ đang làm những dấu hiệu thân thiện để liên lạc với chúng tôi... Họ leo lên tàu và làm đủ mọi cử chỉ và dấu hiệu, cốt để cho chúng tôi hiểu được rằng: ở phía bên kia đảo có cư dân sinh sống, và hiện có một chiếc tàu đang tránh gió ở một vị trí mà tàu chúng tôi đã đi qua. Tàu này đang đợi gió mùa để dong buồm đi Trung Hoa.

Chúng tôi biết ngay đây là một con tàu của Pháp. Chúng tôi cám ơn, vỗ về những ngư dân tốt bụng này, mời họ ăn uống, đề nghị họ mang đến bán cho chúng tôi những gì họ có và hứa sẽ mua với giá thật thỏa đáng. Nhưng đảo Poulo - Condor rất khô cằn, ngay cư dân trên đảo cũng sẽ chết đói nếu không tìm vào đất liền để kiếm gạo. 

Vì vậy, suốt 4 tháng trời, chúng tôi chẳng nhờ cậy được bao nhiêu ở cư dân trên đảo, ngoại trừ một ít cá (thỉnh thoảng họ mang tới và giá khá đắt) với rất ít gia cầm, mỗi con giá 1 piastre. 

Lính Pháp ở Poulo - Condor 

Đội lính Pháp trên tàu Danae đã đổ bộ lên đảo. Họ phải dựng những túp nhà để tránh mùa mưa. Mưa ở xứ này nhiều hơn ở châu Âu, vì vậy binh lính phải chịu đựng rất vất vả. Họ lần lượt bị bệnh, và sau đó không lâu, bệnh tật lan sang cả các thủy thủ hai trạm xá đầy ắp bệnh nhân. Các sĩ quan cũng bị bệnh, kể cả thuyền trưởng; thêm vào đó là thực phẩm rất thiếu thốn. Tôi đã hết sức vỗ về bệnh nhân, khích lệ họ nên kiên nhẫn.

Tôi cũng cần khích lệ chính bản thân mình, vì tôi cũng bị bệnh suốt một tháng như những người khác, và đã có lúc tôi thoáng nghĩ rằng chẳng bao giờ tôi còn có thể đặt chân đến Trung Hoa nữa. 

Cuối cùng, ngày 21-12 có 3 chiếc thuyền từ trong đất liền chở heo và gia cầm đến. Những thực phẩm này do các cư dân trên đảo Poulo - Condor đi tìm về và bán cho chúng tôi với giá vừa phải. Chúng tôi nhờ các thuyền này mang về đất liền những bức thư viết bằng chữ la-tinh và chữ Bồ Đào Nha gửi đến các thừa sai ở Nam Kỳ nhờ họ giúp đỡ chúng tôi. Có lẽ thư gửi đi quá xa xôi cách trở nên chẳng thấy hồi âm! 

Nhờ thức ăn tươi nên các thủy thủ hồi sức dần. Tháng 1-1722, chúng tôi rất vui mừng được đón 3 chiếc tàu Pháp từ Trung Hoa đến. Trên đường trở về Pháp, họ được lệnh của giám đốc Công ty ghé thăm và cung cấp bột mì, thịt bò, rượu bia cho chúng tôi... 

Cư dân đảo Poulo - Condor đã thông báo về đất liền rằng những người ngoại quốc đang xây dựng nhà cửa trên đảo này, thậm chí họ còn lấy vợ bản địa. Trên thực tế, đã có 3 binh lính Pháp cưới vợ bản địa. Được tin, viên quan cai trị ở đất liền bèn cử một thuộc hạ của ông ta ra đảo kiểm tra tình hình. Thể theo nguyện vọng của các thừa sai, viên quan này đã ngầm cung cấp cho chúng tôi một chiếc thuyền để tiện việc đi lại. Ngoài ra, chúng tôi còn được hưởng một số đặc ân khác... Nhờ có những trợ giúp này, chúng tôi được yên tâm chờ đến gió mùa để tiếp tục hải trình đi Trung Hoa. 

Những điều trông thấy trên đảo Poulo - Condor 

Tôi hy vọng Đức Cha sẽ vui lòng khi tôi kể về những điều tôi trông thấy và học hỏi được ở Poulo - Condor cũng như trên một vùng đất thuộc châu Á này. 

Poulo - Condor (xin xem bản đồ gửi kèm) là một quần đảo cách đất liền khoảng 15 20 dặm, gồm khoảng 8 - 10 hòn đảo nhỏ; hòn đảo lớn nhất dài khoảng 4 dặm. Đây cũng là hòn đảo duy nhất có cư dân, và có lẽ cũng chỉ có mỗi một làng trên khoảnh đất bằng phẳng duy nhất của đảo này. 

Nhà cửa của cư dân trên đảo chỉ kết bằng những cây tre theo nhiều kiểu dáng, mái lợp bằng cỏ tranh dài mọc ở ven bờ các con suối. Các túp lều này không có cửa ra vào, cũng chẳng có cửa sổ; chỉ để trống một phía để đi ra đi vào và lấy ánh sáng ban ngày. Nền đất ở phía này được đắp cao thêm mấy tấc để chống ẩm thấp. Ban đêm, các gia súc được nhốt ở phía dưới lều, mùi hội thổi xông lên nhưng chủ nhân chẳng hề bận tâm. 

Chủ nhân tiếp khách trên ván sàn trải chiếu ở phía cuối túp lều với thái độ rất dịu dàng, nhã nhặn và bao giờ cũng mang trầu, cau và ống điếu hút thuốc ra mời khách. Về y phục, cư dân trên đảo hầu như chỉ ở trần, nhưng trong những dịp tế lễ thì họ ăn mặc chỉnh tề, một số ăn mặc rất sạch sẽ. Những hàm răng nhuộm đen nhánh là những hàm răng đẹp nhất, cho nên họ rất quan tâm việc nhuộm răng đen. Họ để tóc rất dài, tôi đã trông thấy nhiều người để tóc dài quá đầu gối... 

Trên đảo Poulo - Condor rất ít ruộng lúa, nương khoai, nhưng có một giống thơm (dứa) rất ngon. Nhiều loại cây quý mọc đầy thành rừng trên các triền núi, có thể dùng để chế tác đủ thứ, kể cả dùng làm cột buồm cho tàu bè đi biển. 

Có một loại cây mọc rất phổ biến trên đảo, được cư dân khai thác chất nhựa trong cây để làm đuốc thắp sáng. Người ta đục vào thân cây tạo thành một hốc rộng và sâu. Hàng năm, vào thời điểm thích hợp, người ta đốt lửa trong các hốc này; hơi nóng làm nhựa cây tan chảy xuống đáy hốc. Tiếp đó, người ta dùng những mảnh gỗ rất mỏng nhúng vào nhựa cây, bó lại bằng những lá cây dài rồi đem phơi khô. Khi đốt lên, mỗi bó đuốc như vậy có thể thắp sáng cả một gian nhà, đồng thời cũng tỏa khói mù mịt. 

Nhưng có lẽ không có thứ gì phổ biến ở Poulo - Condor bằng quả cau và lá trầu. Người nào cũng mang theo bên mình chiếc túi nhỏ đựng trầu cau và nhai bỏm bẻm suốt ngày.

Trên đảo rất hiếm các loại thú săn, ngoại trừ những đàn gà rừng và chim cu cườm (ramier); ngược lại các loài rắn, nhất là rắn mối (lézard) thì nhiều vô kể. Người ta đã giết được một con rắn dài 22 pieds [tương đương 6m50] và nhiều con rắn mối dài 78 piede [tương đương 2m đến 2m50]. 

Hai con vật kỳ lạ nhất của Poulo Condor là con rắn mối biết bay và con sóc biết bay (tôi xin phác họa hai con vật kèm theo thư này để đúc Cha có một ý niệm cụ thể). Con rắn mối biết bay chỉ dài khoảng 7-8 pouces (tương đương 20cm), con sóc biết bay thì cũng tương tự những con sóc ở nước Pháp. Cả hai con rắn mối và con sóc đều có những đôi cánh ngắn dọc theo lưng, từ hai chân trước đến hai chân sau. Lông cánh của con sóc vừa nhẫn vừa mịn. Đôi cánh của con rắn mối thì chỉ là một màng da mỏng; nó có thể bay từ cây này sang cây khác trong khoảng 20-30 bước chân. Con rắn mối còn có một điều rất đặc biệt là phía dưới đầu rắn mối có một cái túi khá dài và nhọn ở đáy, thỉnh thoảng túi lại phồng lên, nhất là khi rắn đang bay, xin xem hình vẽ dưới đây:

                                                          Rắn mối biết bay và sóc biết bay

Về phong tục, tập quán, cư dân trên đảo Poulo - Condor chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Họ cũng tin ở thuyết luân hồi như người Ấn, nhưng họ không kiêng ăn thịt các loài động vật. Họ đặc biệt sùng bái con ngựa và con voi và vẽ nhiều hình voi ngựa để trang trí nhà cửa. Điều họ mơ ước nhất là sau khi chết, linh hồn họ được nhập vào con voi hoặc con ngựa. Họ coi Khổng Tử là nhà bác học đầu tiên của vũ trụ. Suốt đời, họ thờ phụng tổ tiên và những nhân vật đặc sắc của dân tộc mình. Họ đặt rất nhiều bệ thờ ở trong nhà và ở nhiều nơi khác. Bệ thờ linh thiêng nhất được đặt ở một nơi công cộng với nhiều đèn nến, hương hoa... Sau những lễ hội lớn là một bữa cơm chung; họ uống rượu thật say (rượu nấu từ gạo), rồi nhảy múa, diễn hề.., đôi khi cũng có cãi lộn và đánh nhau... 

Sau 9 tháng sống ở Poulo - Condor, ngày 1-6-1922, tàu chúng tôi nhổ neo và dong buồm đi Trung Hoa. Hải trình trước mắt là 300 dặm, tàu chạy trong khoảng 8 đến 10 ngày...

CHÚ THÍCH 

(*) Mô tả hải trình dọc theo Java và Sumatra 

(...) Chúng tôi rời vịnh Gascogne không mấy khó khăn, chỉ có gió thổi nhẹ nên tàu chạy hơi chậm. Nhưng khi tàu tiến đến mũi Finistère thì gió mạnh lên; ngày 19-3 chúng tôi nhận ra đảo Porto-Santo và ngày hôm sau là đảo Madère. Những ngày tiếp theo, bắt đầu có gió Tây nên tàu chạy rất êm ả... 

Ở đây có một loài dơi khá đặc biệt. Con dơi cái có hai bầu vú và dưới mỗi cánh có một cái túi để đựng dơi con. Chiều dài của cánh dơi (khi xòe ra) ước tính hơn 4 pieds [1 pied = khoảng 0m30]. Người ta nói rằng thịt dơi rất ngon, nên thổ dân rất hăm hở đi săn dơi cũng như họ đi săn chim đa đa (perdrix). Sau 15 ngày lưu trú ở Saint Paul và Saint Denis, ngày 10-7 chúng tôi tiếp tục hành trình đi Trung Hoa; và khoảng giữa tháng 8 tàu của chúng tôi tiến vào eo biển Sonde. Tàu đi qua eo biển này rất thuận lợi và mất ít thời gian; khi đi qua eo biển Banca cũng khá thuận lợi, tuy rằng Banca là eo biển nguy hiểm nhất đối với tàu bè.

Tôi chưa từng thấy một nơi nào dễ chịu bằng vùng ven biển Java và Sumatra với những cây cam, cây dừa và nhiều loại cây ăn trái khác phủ kín đồng bằng; với vô số những con suối, những ngọn đồi cây tươi tốt, những cánh rừng xanh thẳm, những làng mạc, cư dân..., tất cả chói chang vẻ đẹp đồng quê, với một khí hậu vào loại trong lành nhất thế giới. 

Mấy cư dân Java đi trên một chiếc thuyền cập mạn tàu chúng tôi và tha thiết muốn chúng tôi cung cấp cho họ các loại rìu, dao và các dụng cụ khác của châu Âu. Người Java không đen, cũng không trắng, chỉ một màu đỏ thắm. Tính cách của họ hiền lành, thân thiện, dịu dàng. Họ ra hiệu mời chúng tôi dừng tàu, lên bờ vào thăm làng. Trong làng có đủ mọi thực phẩm, nhưng chúng tôi cũng chẳng có nhu cầu gì thêm. Nhân lúc gió thổi đang thuận buồm, chúng tôi muốn tranh thủ thời gian đến đảo Orléans càng nhanh càng tốt để kịp cho đội lính trên tàu đổ bộ xuống đảo.

VỀ ÂM MƯU CAN THIỆP QUÂN SỰ …

(Tiếp theo trang 40)

(11), (12) "54 Report by Special Committee on the Threat of Communism”, The Pentagon Papers, tr. 35, 36. 

(13) The Pentagon Papers, Tlđd, tr.10. 

(14), (18) "Dulles Cable Barring Intervention", Cablegram from Dulles to Ambasador Dillon in Paris on April 5th, 1954, Pentagon Papers..., tr. 39. 

(15), (17) Eisenhower D., Mandate to change: The White House Years 1953-1956, New York, Signet, 1963, tr. 410, 412. (16). 

(18) Dunbabin, The Cold War: The Great Powers and their Allies, 1994.

(19) "South-East Asia", Statement By R. Casey, Minister for External Affairs in the House of Representatives on 18 August, 1954, Current Notes…, Vol. 24(1953), tr. 576. 

(20)  "South-East Asia". Tlđd, tr.576 Xem thêm Trịnh Thị Định. Thái độ của Australia trước tình hình chính trị Đông Dương năm 1954. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (335)-2004, tr. 45-52. 

(21) "Memo of Eisenhower - Dulles Talk on the French Cease-Fire Plan”, The Pentagon Papers, tr. 41. 

(22), (23), (24) Xem: "1954 Study by the Joint Chief on Possible U.S Intervention”, Tlđd, tr. 44-46, 44, 45. 

 

Xem thêm: Làng xã thời Trần, Nghiên cứu lịch sử, số 4. 2009.

Các bài viết khác

Xem thêm
Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi - Người biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, tác gia bách khoa thư Việt Nam thời trung đại. Việc biên soạn mục từ “Nguyễn Trãi” góp phần giúp các nhà biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam có thêm một kênh tham khảo trong khi biên soạn các mục từ nhân danh (tác giả và nhân vật).

Giới thiệu về vịnh Hạ Long
Tin tức khác17/06/2023

Giới thiệu về vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc với diện tích 1.553km² gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi.

Bạch Long Vĩ - Hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc
Tin tức khác05/01/2024

Bạch Long Vĩ - Hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Nếu như Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Lan Hạ từ lâu đã trở thành những địa chỉ nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam, thân thuộc với khách du lịch trong nước và quốc tế, thì Bạch Long Vĩ, đến nay, vẫn là một hòn đảo hoang sơ với rất nhiều những điều thú vị chưa được khám phá. Với vị trí địa lý quan trọng, là “phên dậu tiền tiêu” biên giới trên vùng biển vịnh Bắc Bộ của quốc gia, Bạch Long Vĩ không đơn thuần là một điểm tham quan du lịch. Bạch Long Vĩ không phải là nơi dễ đến, không phải cứ khoác ba lô lên đường là được tham quan một điểm đến mới lạ. Hành trình từ đất liền ra đảo với 6 -7 giờ lênh đênh trên biển, đối mặt với những cơn say sóng dữ dội, đối mặt với những khắc nghiệt từ thời tiết, từ thiên nhiên vẫn luôn là thử thách mà không phải ai cũng dũng cảm đối mặt. Nên ngay cả với những người con đất Cảng, Bạch Long Vĩ vẫn ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ diệu, thôi thúc sự khám phá, chinh phục của những người yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc và đau đáu với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc mình.